$431
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của inter milan. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ inter milan.Anh Võ Ngọc Sang, HLV đội Trường đại học quốc tế Hồng Bàng cho biết, các thầy cô giáo cũng như các sinh viên đều rất háo hức khi được tham gia giải bóng đá rất chuyên nghiệp dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng toàn quốc.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của inter milan. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ inter milan.Vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO Cup 2025) có 8 đội bóng tham dự, chia làm 2 nhóm thi đấu, sau đó tìm ra đội duy nhất dự VCK. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long là 1 trong 2 tân binh của mùa giải năm nay (cùng Trường ĐH Đồng Tháp). Tuy lần đầu tiên tham dự, nhưng đội bóng này có sự đầu tư kỹ lưỡng, thậm chí so về độ "chịu chơi" thì không thua bất kỳ đại diện kỳ cựu nào. Về nhân sự, nhiều tháng trước, trường đã tổ giải bóng đá sinh viên toàn trường để tuyển chọn VĐV. Hầu hết các sinh viên có tố chất đều tham dự vì muốn có cơ hội bước ra sân chơi chuyên nghiệp. Vì vậy, giải có tới 52 đội bóng tranh tài, diễn ra suốt 2 tháng với sự góp mặt của hàng trăm sinh viên. Tuy nhiên, với tiêu chí sàng lọc khắt khe, chỉ có 67 "chân sút" lọt vào mắt xanh của Bn huấn luyện. Tiếp đó, 67 ứng viên phải trải qua nhiều bài kiểm tra về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và khả năng phối hợp. Tuyển chọn khách quan nên lực lượng đội rất đa dạng về thành phần, gồm nhiều khoa, ngành, độ tuổi. Song, có thể nói, 25 cầu được chọn của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đều là những "ngựa chiến", hứa hẹn là đội bóng "em út" nhưng không dễ bị "bắt nạt".Đáng chú ý hơn, khi những chú "ngựa chiến"được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm, tạo môi trường thuận lợi để nâng cao trình độ chơi bóng. Mỗi cầu thủ đều được tạo điều kiện tập luyện tốt nhất từ A-Z. Đầu tháng 11.2024 đến nay, mỗi tuần, đội đều có 3-4 ngày đá tập trên SVĐ tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Long. Nhờ nhiều lần đá giao hữu với đội năng khiếu, trẻ của tỉnh này mà các cầu thủ ngày càng quen với cường độ thi đấu cao.Ông Lê Thanh Quang Đức, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (ban huấn luyện đội) cho biết, tính đến nay, số tiền đầu tư cho đội đã lên đến 100 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên mà nhà trường "chơi lớn"để sinh viên được tham dự một giải bóng đá. Một phần lý do là lãnh đạo nhà trường đam mê "môn thể thao vua", một phần là đánh giá rất cao giải bóng đá do Báo Thanh Niên tổ chức. Trên tinh thần đó, đội đến với TNSV THACO Cup 2025 với tâm lý khá thoải mái. Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long nằm cùng nhóm B với Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Tây Đô và đương kim vô địch khu vực là Trường ĐH Trà Vinh. Ban huấn luyện đội đánh giá đây nhóm đấu khá "dễ thở". Ngoài lối chơi "khó chịu" của Trường ĐH Trà Vinh thì đội nhà hoàn toàn có thể chơi sòng phẳng, ngang ngửa với 2 trường còn lại. Khả năng giành 1 trong 2 vị trí dẫn đầu nhóm đấu này là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, đội cũng cẩn trọng cho rằng, thể thao có rất nhiều điều bất ngờ, khó thể nói trước điều gì. Vì chưa quen với không khí thi đấu, ban huấn luyện dự đoán phần việc của "người gác đền" sẽ có nhiều việc phải làm. Vấn đề này thì trường có phần yên tâm khi đội huy động tới 3 thủ môn, đáng chú ý có cầu thủ Huỳnh Cao Tấn Lợi (21 tuổi) đã từng có kinh nghiệm dự giải U17 và U21 quốc gia. Còn về dàn công, đội sẽ xây dựng chiến thuật "truyền lửa", đó là tinh thần đoàn kết, thống nhất chứ không phụ thuộc vào bất kỳ một ngôi sao nào. Với lần đầu tiên tham dự giải, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long không đặt nặng vấn đề thành tích, nhưng sinh viên phải đạt yêu cầu về tinh thần thi đấu. "Thắng hay thua không quan trọng bằng việc các bạn đá tốt, đá sạch, mang hình ảnh đẹp của trường đến với giải. Kết quả như thế nào thì các cầu thủ cũng phải thể hiện khí chất, bản lĩnh, sức trẻ của sinh viên trên tinh thần hội nhập, kết nối, giao lưu với các trường bạn. Bởi, nếu thua trên sân nhưng thắng trong lòng người hâm mộ cũng rất đáng tự hào", ông Lê Thanh Quang Đức chia sẻ. Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025. ️
Ngày 9.2, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã ban kế hoạch về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1365 ngày 15.1.2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ.Theo kế hoạch, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện các công tác tuyên truyền nghị quyết; thu hồi con dấu cũ và làm con dấu mới; thay đổi bảng tên, biển hiệu; điều chỉnh hồ sơ điện tử, hệ thống cho phù hợp với các đơn vị mới; sắp xếp, tổ chức bộ máy TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ và các cơ quan ngành dọc khác trên địa bàn; tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1365.Rà soát, chuyển tên thôn thành khu phố theo quy định; chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính theo nghị quyết; cập nhật cơ sở dữ liệu dân cư và hồ sơ điện tử có liên quan; chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định hiện hành của Bộ TN-MT; điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026…UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo để xem xét, giải quyết; đồng thời tham mưu tỉnh thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, xã và các nội dung khác có liên quan đối với các đơn vị hành chính mới thành lập.Trước đó, từ năm 2020, Phú Mỹ đã được công nhận là đô thị loại III với 5 phường và 5 xã ngoại thị. Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định Phú Mỹ cần trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước 2025, giữ vai trò trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch...Ngày 25.6.2024, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII đã tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) và đa số đại biểu đã tán thành chủ trương thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Theo Nghị quyết số 1365, việc thành lập TP.Phú Mỹ trên cơ sở nguyên trạng diện tích, quy mô dân số và 10 đơn vị hành chính cấp xã của TX.Phú Mỹ.Sau khi thành lập, TP.Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã. Gồm 7 phường: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước, Tân Hải, Tân Hòa và Hắc Dịch; 3 xã: Sông Xoài, Tóc Tiên, Châu Pha. Thành lập TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ trên cơ sở kế thừa TAND, Viện KSND TX.Phú Mỹ.Như vậy, sau khi thành lập TP.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đến 3 thành phố, trước đó là TP.Vũng Tàu và TP.Bà Rịa. TP.Phú Mỹ đi vào hoạt động từ ngày 1.3. ️
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu. ️